"Là một phụ huynh đang có con học lớp 4 chương trình mới,ợ conhọcdốtnếukhôngcóbàitậpvềnhàđội hình đội tuyển bóng đá quốc gia maroc gặp đội tuyển tây ban nha tôi thấy chương trình bây giờ chạy rất nhanh, rất nặng, mỗi buổi học các con phải tiếp thu một lượng kiến thức lớn, đặc biệt là môn Toán, Văn, Lịch Sử, Địa Lý... Nếu không có bài tập về nhà, tôi e rằng các con sẽ khó có thể hiểu hết được nội dung bài học để tiếp thu thêm những kiến thức mới. Cũng vì chương trình học quá nặng, nên nếu không có phụ huynh kèm cặp thêm ở nhà thì phần lớn các con sẽ cảm thấy đuối sức, trừ một số bạn có năng lực học tập vượt trội".
Đó là quan điểm của độc giả Ngoc Minh Minhxung quanh câu hỏi "Vì sao giáo viên giao nhiều bài tập về nhà?". Đây cũng là nỗi trăn trở chung của hầu hết các bậc phụ huynh có con đang đi học. Dù Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có chủ trương không được giao bài tập về nhà cho học sinh tiểu học, tuy nhiên, thực tế tại chiều trường, giáo viên vẫn buộc phải làm vì đây là cách duy nhất để học sinh đáp ứng yêu cầu của các kỳ thi với chương trình đổi mới.
"Bây giờ chương trình các con bị chia nhỏ ra rất nhiều môn, nào là Tiếng Việt, Tiếng Anh, Tự nhiên xã hội, hoạt động trải nghiệm, Đạo đức, Âm nhạc, Mỹ thuật, Thể dục... Thế nên, các môn chính như Tiếng Việt và Toán sẽ không có đủ thời gian cho giáo viên dạy hết kiến thức trên lớp và đành giao các bài tập về nhà cho các con. Bố mẹ vì thế cũng phải đánh vật cùng con với đống bài tập mỗi tối. Không giao bài tập về nhà thì các con không hiểu bài, hôm sau học bài mới lại càng chồng chất...", độc giả Tuấn Minhnói thêm.
>> Học sinh 'còng lưng' vì bài tập về nhà
Nhấn mạnh chương trình học quá nặng là nguyên nhân khiến giáo viên vẫn phải giao bài tập về nhà cho học sinh, bạn đọc Võ Thành Trungbình luận: "Bài tập về nhà là nỗi ám ảnh mỗi tối với cả phụ huynh lẫn học sinh. Phụ huynh thì mệt mỏi, học sinh cũng không có hứng thú làm bài. Nhưng nếu không giao bài về nhà để giảm áp lực cho học sinh thì lại tăng áp lực cho giáo viên giảng dạy".
Ủng hộ việc giảm tải chương trình học để học sinh không phải còng lưng vì bài tập về nhà, độc giả Nguyễn tiến dũngkết lại: "Nên thay đổi theo hướng giảm nhẹ chương trình học và giảm kiến thức thi cử, kiểm tra cho học sinh, không thể học một đằng mà thi một nẻo. Chúng ta không thể để học sinh mới lớp 1 đã phải đi học thêm và làm một đống bài tập về nhà mỗi ngày. Các con bây giờ quá áp lực và vất vả, sáng học, chiều học và tối cũng phải học. Vậy thời gian vui chơi và nghỉ ngơi của các con ở đâu?
Hãy nhìn vào các trường quốc tế tại Việt Nam, buổi sáng học sinh bắt đầu vào lớp muộn (từ 8h30 đến 9h), buổi chiều mới 15h đã được về. Học sinh trường quốc tế cũng không có bài tập về nhà ở cấp tiểu học; đến cấp hai, ba, lượng bài cũng phù hợp để các con có thời gian vui chơi và rèn luyện sức khỏe. Ngay cậu con trai tôi học trường tư thục từ cấp một, hiện tại học cấp hai, tôi cũng xin giáo viên không giao bài tập về nhà.
Thời gian ở nhà tôi muốn con được vui chơi và rèn luyện thể thao. Nhờ đó, thể lực của con rất tốt, tinh thần luôn vui vẻ, không một chút áp lực nào. Và con tôi vẫn phát triển bình thường, các môn học vẫn đạt yêu cầu của nhà trường. Chúng ta có thể nghiên cứu phương pháp dạy và học của các nước trong khu vực có nền giáo dục phát triển như Malaysia, Singapore để áp dụng theo".
>> Quan điểm của bạn thế nào? Gửi bài tại đây. Bài viết không nhất thiết trùng với quan điểm VnExpress.net.