Thông tin do ông Lê Hoài Nam,ínhkêugọitưnhânxâytrườnghọone piece thuyết minh Phó giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo TP HCM, cho biết tại buổi đối thoại giữa Sở và 108 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, chiều 6/10. Đây là chủ đầu tư các trường ngoài công lập, trung tâm ngoại ngữ, tin học, tư vấn du học, chiếm khoảng 10% doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực giáo dục trên địa bàn.
Trước đó, ông Nguyễn Bá Linh, Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn Việt Mỹ - chủ của 4 cơ sở giáo dục mầm non và một trường tiểu học ở huyện Bình Chánh, cho biết rất khó khăn khi tìm quỹ đất mở rộng trường. Đa phần đất dành cho giáo dục đã được xây trường công lập, số còn lại ở xa, vùng ít dân cư.
Ngoài ra, giá đền bù giải phóng mặt bằng tương đối cao, phát sinh chi phí lớn sẽ dẫn đến học phí cao. Ông mong thành phố có chính sách hỗ trợ về giải phóng mặt bằng xây dựng trường học hoặc hỗ trợ lãi suất vay vốn cho mục đích giáo dục.
Tương tự, ông Bùi Thanh Sơn, Giám đốc Công ty Cổ phần đầu tư Giáo dục sớm Sài Gòn, nói muốn đầu tư phổ thông liên cấp nhưng không nắm được thông tin ở khu vực nào có quỹ đất và nhu cầu xây thêm trường.
"Tôi muốn biết thành phố có những chính sách nào liên quan đến vốn vay ưu đãi cho các dự án giáo dục để các đơn vị tư nhân đầu tư, góp phần vào xã hội hóa giáo dục", ông Sơn nêu.
Ông Nam thừa nhận quỹ đất để xây dựng, mở rộng trường lớp là vấn đề khó khăn nhiều năm nay của thành phố, với cho trường công và tư. Sở đang lên đề án xây dựng trường học cho thành phố, quy định cụ thể bao nhiêu trường được xây dựng bằng vốn nhà nước và kêu gọi đầu tư xã hội hóa.
Theo báo cáo từ các quận, huyện và dự thảo đề án của Sở, có khoảng 106 dự án giáo dục kêu gọi đầu tư. Trong đó, 86 dự án có mức đầu tư trên 100 tỷ đồng.
"HĐND sắp có nghị quyết kêu gọi đầu tư theo đối tác công-tư, tức Nhà nước bỏ đất ra để đơn vị tư nhân đầu tư, vận hành một thời gian hoặc toàn bộ. Tuy nhiên, dự án phải trên 100 tỷ đồng", ông Nam nói.
Cũng theo ông, dự kiến thành phố sẽ trả toàn bộ lãi suất trong vòng 7 năm để các đơn vị tư nhân được vay, đầu tư vào giáo dục, xây dựng trường lớp.
Ông Mai Phương Liên, Phó trưởng Phòng Kế hoạch - Tài chính, cho hay điều kiện để đơn vị nhận chính sách hỗ trợ là tỷ lệ vốn vay không quá 70% vốn đầu tư cơ bản, đồng nghĩa nhà đầu tư có 30% vốn đối ứng. Ngân sách thành phố hỗ trợ toàn bộ lãi vay, trừ khoản chi phí giải phóng mặt bằng.
TP HCM hiện có hơn 1,7 triệu học sinh, trẻ mầm non, tăng hơn 35.000 so với năm trước. Năm học này, thành phố đưa vào sử dụng 27 dự án với 441 phòng học mới. Tính đến tháng 8, thành phố đã đạt 294 phòng học trên 10.000 dân trong độ tuổi đi học (3-18 tuổi), trong khi mục tiêu trong năm nay là 296.
Theo tính toán của Sở Giáo dục và Đào tạo, với quy mô và tốc độ tăng dân số như hiện nay, để đạt chỉ tiêu 300 phòng học trên 10.000 dân trong độ tuổi đi học vào năm 2025, thành phố cần hơn 8.000 phòng học mới.
Lệ Nguyễn